Để lọt học sinh xem "Mai" 18+- Trách nhiệm của ai, khán giả có bị phạt-
Như Dân trí đã đưa tin, một số cụm rạp trên địa bàn TPHCM xuất hiện tình trạng khán giả chưa đủ 18 tuổi vẫn được vào xem Mai của đạo diễn Trấn Thành dù phim này gắn mác 18+ (T18 dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên).
Thực tế, không chỉ riêng với phim Mai, việc khán giả vào rạp xem phim không đúng quy định độ tuổi quy định vẫn thường xuyên xảy ra tại các rạp chiếu.
Về vấn đề này, luật sư Trương Văn Tuấn (Trưởng Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn) và luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM) đã có những chia sẻ dưới góc nhìn pháp lý.
Xử phạt như thế nào?
Theo luật sư Trương Văn Tuấn, mức phân loại phim được quy định tại Điều 2 Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL. Các bộ phim hiện nay được phân loại theo độ tuổi nhằm bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác khỏi những ảnh hưởng tiêu cực có thể xuất phát từ nội dung không phù hợp.
Trường hợp cụm rạp phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi vào rạp xem phim, trách nhiệm sẽ thuộc về cụm rạp đó.
Về chế tài xử phạt, căn cứ theo quy định tại điểm C khoản 4 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, các cụm rạp có hành vi vi phạm kể trên có thể bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, các cụm rạp vi phạm còn phải nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kể trên.
Mặt khác, nếu khách hàng cố tình “khai gian” độ tuổi để được vào rạp, luật sư Trương Văn Tuấn cho rằng trách nhiệm vẫn thuộc về phía rạp phim. Hiện tại, không có chế tài xử lý đối với trường hợp khán giả không trung thực trong việc khai tuổi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, trong trường hợp này, khán giả nằm ngoài sai phạm, chủ yếu thuộc về ý thức của mỗi cá nhân.
Bởi theo quy định, để kiểm soát hiệu quả đối với các phim dán nhãn T18, phía rạp phim sẽ yêu cầu khán giả phải xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân trước khi vào rạp.
“Việc để khách hàng chưa đủ tuổi “lọt” vào rạp phim chứng tỏ quy trình kiểm tra độ tuổi đã bị lỏng lẻo, không siết chặt. Nếu rạp phim áp dụng đầy đủ việc xét giấy tờ tùy thân thì chắc chắn không để xảy ra trường hợp khán giả xem phim chưa đúng độ tuổi.
Phía rạp phim phải bố trí nhân sự đủ đảm bảo thực hiện đúng các quy trình về việc xác minh độ tuổi khách hàng, không thể vô tư đổ lỗi cho việc “khách đông, mất thời gian”, luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.
Đối với việc nhân viên rạp phim “nhìn mặt đoán tuổi” khách hàng rồi mới yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân để tiết kiệm thời gian, luật sư Trương Văn Tuấn khẳng định việc làm này hoàn toàn sai quy định. Ông nói, việc “nhìn mặt đoán tuổi” khách hàng là cách làm mang tính cảm tính, có thể dẫn đến nhiều sai sót, gây ảnh hưởng đến sự chuẩn xác trong khâu kiểm duyệt.
Bắt 100% khách hàng trình giấy tờ tùy thân là rất khó?
Trên thực tế, quy định phân loại phim theo độ tuổi tại rạp phim đã ban hành từ nhiều năm nay nhưng việc thi hành đúng trình tự kiểm duyệt độ tuổi khách hàng tại các rạp phim là điều không dễ dàng, nhất là đối với dịp cuối tuần hoặc mùa “cao điểm”, số lượng người ra rạp ồ ạt, nối hàng dài để mua vé.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cho rằng việc các rạp phim lơ là trong khâu kiểm duyệt độ tuổi của khách hàng bắt nguồn cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Xét về mặt khách quan, rất khó để bắt 100% khách hàng phải trình giấy tờ tùy thân trước khi vào rạp xem phim, bởi vì như vậy sẽ làm “phiền” khách hàng.
Chuyên gia nói thêm: “Số lượng người xem phim trên 18 tuổi nhiều hơn số người dưới 18 tuổi, cho nên các rạp phim không thể vì “số ít” làm phiền đến “số nhiều”. Việc bắt mỗi cá nhân đến rạp đều phải trình giấy tờ tùy thân là phương án không khả thi, vừa làm ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng vừa làm mất thời gian”.
Về góc nhìn chủ quan, Nguyễn Ngọc Long cho rằng các rạp phim làm kinh doanh, đương nhiên sẽ đặt quyền lợi doanh thu lên cao nhất. Cho nên, dù đã có quy định về độ tuổi xem phim thì phía rạp phim khó áp dụng tuyệt đối vì điều đó không có lợi cho họ.
Chuyên gia nói, thực tế giới trẻ ngày này (học sinh, lứa tuổi vị thành niên) phát triển rất nhanh. Cho nên, các quy định về độ tuổi của khán giả xem phim bị “lỗi thời” so với sự phát triển của xã hội hiện tại.
“Tôi nghĩ với các phim dán nhãn 18+ ngoài rạp có nội dung còn khá nhẹ nhàng so với những thứ mà các bạn trẻ tiếp cận hằng ngày trên mạng. Cho nên, một bộ phim được ra rạp nghĩa là đã được dành cho số đông rồi, cho dù có gắn mác 18+ hay không đi nữa”, ông Nguyễn Ngọc Long đưa quan điểm.
Vai trò của phụ huynh và cơ quan quản lýFrom: web game casino
Luật sư Trương Văn Tuấn nhận định, nguyên nhân trẻ chưa đủ 18 tuổi vẫn được vào xem phim gắn nhãn 18T xuất phát từ cả khách hàng lẫn sự quản lý lỏng lẻo của các cụm rạp. Do đó, việc nâng cao ý thức giữa “người mua” và “người bán” là yếu tố quan trọng để khắc phục tình trạng này.
Ông nói thêm: “Các cụm rạp cũng cần xem xét, nâng cao chất lượng quản lý, kiểm duyệt khi bán vé những bộ phim 18T cho khách hàng. Ngoài ra, để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của tình trạng kể trên, các cơ quan thanh tra chuyên môn cần nâng cao công tác kiểm duyệt, thanh tra. Trường hợp có vi phạm phải xử lý theo đúng theo quy định của pháp luật”.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng nhận định, việc kiểm tra độ tuổi khách hàng tại rạp phim diễn ra lơ là trong nhiều năm qua. Luật sư cho rằng, Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và và ban ngành liên quan cần tăng cường việc kiểm tra ở các cụm rạp phim và xử lý nghiêm khắc các tình trạng sai phạm.From: web game casino
Cũng có ý kiến cho rằng, sự sát sao của phụ huynh trong việc phổ biến và phân loại phim cho trẻ là điều cần thiết. Bởi việc xem phim T18 khi chưa đủ tuổi sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khỏe của trẻ.
Ngày 21/2, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Thanh Liêm – Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa – vàDu lịch- cho biết, đơn vị này luôn chỉ đạo các rạp chiếu phim phải làm đúng quy định, phải đảm bảo tuổi vào xem phim đúng như dán nhãn.
Trước thông tin về một số rạp chiếu phim ở TPHCM vẫn vô tư cho học sinh vào xem mà không phải xuất trình giấy tờ tùy thân như Dân trí phản ánh, ông Liêm nói sẽ chỉ đạo ngay Thanh tra Văn hóa vào cuộc để kiểm tra, giám sát.
“Nếu các rạp không làm nghiêm ngặt, khi kiểm tra mà phát hiện sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý. Việc này được ghi cụ thể ở Quy định phổ biến phim trong rạp chiếu phim, phổ biến phim trên không gian mạng.
Người đứng đầu rạp chiếu phim sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát độ tuổi của người xem phim. Nếu có vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý theo các quy định của pháp luật mà không bao che”, ông Liêm thẳng thắn.